Bí quyết nấu nước đường bánh nướng cực kỳ chuẩn

– Trong nước đường xuất hiện những tinh thể đường li ti: bạn hãy cho nước đường trở lại vào nồi, thêm chút nước và nước cốt chanh để nấu lại cho các tinh thế đường đấy tan hết là được.

Chọn loại đường nào?

– Giống như làm bánh, cũng khiến bạn đau đầu để chọn ra loại đường nào thích hợp nhất. Đường trắng, đường nâu hay đường vàng đều là những cái tên nằm trong danh sách “ứng cử viên thích hợp”. Nếu bạn không tìm mua được những loại đường nâu, đường vàng thì đường trắng là lựa chọn hàng đầu, vừa dễ mua, vừa cho hương vị ngon, đậm đà không kém các loại đường khác. Còn nếu bạn không có nhiều thời gian để nước đường ngấu thì hãy dùng đường vàng hoặc nâu để màu nước đường đậm, bánh Trung thu cũng sẽ lên màu nâu đậm đẹp mắt hơn.

– Bạn không nên dùng đường thốt nốt mùi mùi của loại đường này rất nồng, sẽ át hết hương của các nguyên liệu khác.

Dùng chanh, dứa (thơm)

– Bạn chọn dùng 1 trong 2 loại đều được. Bởi chanh và dứa không chỉ giúp nước đường có hương thơm dịu nhẹ, man mát mà còn khắc phục được hiện tượng lại đường.

Không dùng mạch nha và nước tro có được không?

– Câu trả lời là được. Trong một số công thức nấu nước đường cho bánh Trung thu nướng yêu cầu 2 loại nguyên liệu trên, nhưng nếu bạn không thể tìm mua được hoặc muốn giảm bớt nguyên liệu đến mức tối giản thì không sử dụng mạch nha và nước tro tàu cũng được. Nếu nấu nước đường đúng chuẩn với các nguyên liệu còn lại, bánh vẫn thơm mềm và có màu sắc đẹp mắt.

– Tuy nhiên, nếu có thể tìm mua được 2 nguyên liệu này và muốn công thức nấu nước đường của mình cầu kỳ hơn một chút thì bạn nên chọn mua loại mạch nha có màu trắng trong hoặc hơi có màu vàng nhạt, lỏng, có vị ngọt vừa phải và hơi sánh. Tuyệt đối không dùng kẹo mạch nha đặc, dính, có màu vàng sậm vì sẽ gây hiện tượng lại đường.

– Còn nước tro, bạn nên chọn loại nước tro tự nhiên (được nấu từ rơm) chứ không nên sử dụng nước tro công nghiệp. Dùng nhiều nước tro công nghiệp sẽ gây hại cho sức khỏe!

Nên khuấy nước đường vào lúc nào?

– Bạn khuấy đều đường với nước sôi để đường tan bớt, sau đó mới đặt nồi nước đường này lên bếp và đun với lửa nhỏ theo thời gian ghi trong công thức và trong quá trình đun, bạn tuyệt đối không khuấy nước đường, tránh hiện tượng lại đường. Cũng như khi cho nước chanh vào cũng không cần khuấy vì nước đang sôi, phần nước cốt chanh sẽ tự hòa tan.

Nồi nước đường đang đun xuất hiện bọt trắng?

– Đó là hiện tượng bình thường, bởi bụi bẩn trong đường lúc này mới nổi lên. Vậy nên bạn hãy dùng muỗng để hớt hết lớp bọt đó ra khỏi nồi, giữ cho nước đường thành phẩm có màu trong, đẹp.

Kiểm tra nước đường đạt chuẩn?

– Thế nào để nhận biết nước đường bạn nấu đã đạt hay chưa? Vì nếu nước đường vẫn còn loãng, bánh sẽ bị chảy ra khi nướng. Nếu nước đường nấu quá lâu sẽ làm cho bánh khô cứng, mất đi độ mềm thơm vốn có. Có 2 cách để giúp bạn kiểm tra độ “chín” của nước đường:

Cách 1: Chuẩn bị 1 tô nước rồi nhỏ một vài giọt nước đường đã nấu vao, nếu nước đường gặp nước mà tan ra ngay thì nước đường nấu chưa tới, cần phải đun thêm. Nếu nước đường chìm xuống đáy tô, có hình tròn xoe và không lan ra là nước đường đã bị nấu quá thời gian. Cách khắc phục là bạn thêm một ít nước nóng vào nồi nước đường rồi đặt lên bếp đun lại. Còn nếu khi nước đường gặp nước mà hơi lan ra dưới đáy tô nhưng vẫn giữ được hình dạng tròn là đạt.

Cách 2: Trước khi nấu, bạn hãy cân trọng lượng của nước đường và nồi. Sau khi nấu xong, bạn cân lại cả nồi nước đường rồi trừ đi trọng lượng nồi.

Ví dụ: Nếu bạn dùng 1kg đường và 600ml nước để nấu thì sau khi nấu sẽ được khoảng 1.2kg nước đường.

Chuẩn bị lọ đựng nước đường

– Bạn nên dùng lọ thủy tinh và trước khi rót nước đường vào lọ, bạn hãy tráng chúng qua nước sôi rồi để cho khô ráo.

Nên dùng muôi, muỗng lớn để múc nước đường vào lọ

– Bạn đừng đổ trực tiếp nước đường vào lọ vì như thế sẽ khiến cho các hạt đường bám ở thành nồi trôi xuống theo, dễ gây ra hiện tượng lại đường. Cách tốt nhất là bạn hãy dùng muôi hoặc muỗng lớn để múc nước đường cho vào lọ nhé!

Dùng nước đường sau 7-10 ngày

– Đừng nấu nước đường rồi dùng luôn vì như thế, đường vẫn chưa ngấu và khiến cho bánh không có được độ mềm dẻo cũng như màu sắc đậm, nét!

Một số thất bại và cách khắc phục

– Nước đường sau khi nguội bị đặc cứng lại: đó là bởi vì bạn đã đun nước đường quá lâu. Để khắc phục trường hợp này, bạn hãy đóng chặt nắp của lọ nước đường và ngâm vào trong 1 chậu nước ấm cho nước đường lỏng ra. Sau đó đổ nước đường vào nồi, hòa thêm ít nước nóng và nấu lại cho nước đường loãng hơn là được (hãy áp dụng cách kiểm tra nước đường để xác định độ “chín” của nước đường nhé).

– Trong nước đường xuất hiện những tinh thể đường li ti: bạn hãy cho nước đường trở lại vào nồi, thêm chút nước và nước cốt chanh để nấu lại cho các tinh thế đường đấy tan hết là được.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *