Tổng hợp đặc điểm 6 loại bánh dân dã thơm ngon!

– Bánh được chế biến bằng những nguyên liệu gồm bột mỳ và bột khai cùng với đường, vừng hay mè và chế biến bằng phương pháp rán sôi qua chảo có dầu nóng. Đây là loại bánh phục vụ tại chỗ tức là người mua nhận bánh từ người làm khi vừa rán xong vì bánh muốn ngon phải là loại bánh vừa vớt ra khỏi chảo dầu, còn nóng, lại vừa mềm vừa giòn.


1. Bánh tét

– Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Trung Việt Nam.

– Bánh có nét tương đồng với bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong, vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

– Để thưởng thức bánh tét, thông thường, nếu thích ăn ngọt, người thưởng thức có thể chấm bánh với đường kính trắng tinh hoặc thích ăn mặn thì chấm nước mắm loại ngon. Người miền Trung còn ăn bánh tét với dưa món, là món dưa gồm củ kiêu, đu đủ, cà rốt, su hào ngâm trong nước mắm đường.

– Để đỡ ngán, bánh cũng có thể được rán qua trong chảo mỡ cho lớp vỏ ngoài chín vàng giòn. Bánh sẽ vô cùng thơm ngon và hấp dẫn đấy!

2. Bánh tiêu

– Bánh tiêu là một loại bánh ngọt bình dân có xuất xứ từ Trung Quốc.

– Bánh được chế biến bằng những nguyên liệu gồm bột mỳ và bột khai cùng với đường, vừng hay mè và chế biến bằng phương pháp rán sôi qua chảo có dầu nóng. Đây là loại bánh phục vụ tại chỗ tức là người mua nhận bánh từ người làm khi vừa rán xong vì bánh muốn ngon phải là loại bánh vừa vớt ra khỏi chảo dầu, còn nóng, lại vừa mềm vừa giòn.

– Bánh tiêu được cho thêm ít đường đủ để làm dậy hơn vị ngọt của bột. Vị ngọt của bánh tiêu vì thế rất nhẹ, không như những loại bánh ngọt khác và bánh tiêu có phủ những hạt vừng hay mè thơm ngậy, những hạt vừn hay mè trắng li ti sau khi rán trở nên căng phồng, quyện với mùi thơm của bột mì rán giòn trở nên hấp dẫn.

3. Bánh xèo

– Bánh xèo là một loại bánh của ẩm thực Việt Nam ta. Bánh có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ được rán màu vàng, đúc thành hình tròn hoặc gấp lại thành hình bán nguyệt. Tuỳ theo từng địa phương tại Việt Nam ta mà bánh được thưởng thức với nét đặc trưng riêng.

– Thường có 2 phong cách: đổ bánh xèo giòn và bánh xèo dai. Ở Việt Nam ta, tùy vào từng vùng miền mà có những biến tấu khác nhau cho loại bánh này. Tuy nhiên, chúng đều được yêu thích và ưa chuộng.

– Bánh xèo ăn bằng cách cuốn với rau bẹ rộng, thêm rau sống và chấm với nước mắm chua ngọt.

4. Bánh gật gù

– Bánh gật gù là một loại bánh giống như bánh phở hoặc bánh cuốn, bánh ướt, có thể ăn nóng ngay sau khi tráng bánh xong, bánh gật gù sau khi tráng thì được cuốn lại thành một cuộn dài.

– Vùng đất nổi tiếng với món bánh này là Tiên Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh.

– Nguyên liệu để làm bánh gật gù giống như làm bánh phở, người ta lấy gạo ngon đã ngâm nước trước một hôm đem xay thành bột, điểm khác biệt đó là khi xay bột cho thêm vào đó cơm nguội để bánh sau khi tráng được dẻo, mềm và ngon miệng hơn.

– Theo truyền thống, bánh gật gù ngon nhất khi ăn chung với khâu nhục đôi khi ăn lại được ăn kèm với thịt chó mắm tôm. Bánh gật gù rất kén nước chấm, không phải nước chấm nào ăn kèm cũng ngon.

– Không thể ăn bánh này với nước mắm hoặc nước tương bình thường mà nước chấm ăn kèm với bánh này khá cầu kì và công phu, đó là nước mắm ngon chưng với mỡ gà, hành phi, ớt tươi, đôi lúc cho vào thêm một ít thịt băm để nước chấm có mùi vị ngon hơn. Nếu như ăn bánh không hết thì có thể cất giữ trong tủ lạnh rồi hôm sau đem ra xào lại với thịt bò hoặc ăn kèm với nước lèo xương như bún hoặc phở.

5. Bánh tổ

– Bánh tổ là một loại bánh có xuất xứ từ Quảng Nam, đây là một ăn đặc sản, có truyền thống lâu đời trong mỗi dịp tết của người dân xứ Quảng. Nhiều địa phương ở Quảng Nam đều làm bánh này.

– Nguyên liệu gồm có nếp và đường. Nếp phải chọn loại nếp thật tốt, phơi thật khô rồi đem xay thành bột. Bột nếp và đường đem “sên” cho thật kỹ, lọc bỏ hết tạp chất rồi thêm vào chút nước gừng tươi để làm tăng hương vị. Sau đó cho bột vào chiếc khuôn đan bằng nan tre trông như rọ có đường kính chừng 10 – 15 cm, bên trong có lót sẵn lớp lá chuối khô. Bánh được gói lại và dùng tăm tre ghim kín các mép lá. Mỗi bánh cân nặng chừng 500 gam.

– Ngày Tết, những miếng bánh tổ thơm ngon được bày ra đĩa để ăn tráng miệng, nhâm nhi với chén trà nóng trên tay thì thật tuyệt vời ! Có lẽ cũng bởi thế mà dù bị bao nhiêu loại bánh kẹo công nghiệp lấn át nhưng bánh tổ Hội An vẫn sống mãi cùng quê hương mỗi độ Xuân về, Tết đến.

6. Bánh bò

– Bánh bò là một loại bánh có xuất xứ từ phía nam Trung Quốc và phổ biến tại Việt Nam. Bánh bò là một loại bánh xốp làm từ: bột gạo, nước, đường và men. Mặt bánh có rất nhiều bong bóng nhỏ do có nhiều lỗ khí trong bánh.

– Bánh bò có rất nhiều cách chế biến gồm: bánh bò nướng, bánh bò hấp, bánh bò sữa, bánh bò dừa,…

– Nguyên liệu của bánh bò bao gồm: Bột gạo, bột năng, nước cơm rượu nồng độ cao (nếu nước cơm rượu không đúng nồng độ, bạn phải làm lại và tăng lượng nước cơm rượu lên), dừa khô nạo, nước ấm, nước cốt dừa, và đường cát trắng. Hoặc thay thế bằng nước dừa tươi ngọt, nước lọc. Nếu dùng nước cốt dừa bột sẽ mau dậy, bánh sẽ xốp, béo hơn; dùng nước dừa tươi hoặc nước lọc vị bánh sẽ nhẹ nhàng hơn.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *