Lưu ý khi thay đổi nguyên liệu ở trong công thức làm bánh

Bột ngũ cốc có từ thiên nhiên (lúa mạch, yến mạch), vì vậy rất tốt cho cơ thể. Để đảm bảo chiếc bánh vừa ngon vừa bổ dưỡng, bạn nên thay thế khoảng 10 đến 15% lượng tinh bột trong bánh bằng bột ngũ cốc. Còn nếu bạn là người thích ngũ cốc, có thể thêm nhiều hơn chút.

Thêm

Về cơ bản, bạn vẫn nên giữ nguyên những nguyên liệu chính để làm bánh, chỉ thay đổi một vài nguyên liệu tạo hương vị để bánh ăn ngon hơn như các chất chiết xuất, rượu, rau thơm, gia vị, vỏ cam, quít, socola… sau khi đã bào mỏng hay sấy khô. Những nguyên liệu này không những không làm thay đổi cấu trúc của bánh mà còn giúp cho bánh có hương vị đặc biệt thơm ngon. Lưu ý rằng mỗi bánh bạn chỉ nên thêm một nguyên liệu tạo hương vị thôi, nếu bạn không muốn chiếc bánh của mình trở thành một “nồi lẩu thập cẩm” khó nuốt.

Giảm chất đường và chất béo

Sử dụng quá nhiều chất đường và chất béo trong bánh thường không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất chỉ nên cho khoảng từ 10 đến 15% chất đường và chất béo. Nếu bạn đã quen ăn ngọt rồi, hãy cố gắng giảm từ từ lượng đường chứa trong bánh.

Thêm bột ngũ cốc

Bột ngũ cốc có từ thiên nhiên (lúa mạch, yến mạch), vì vậy rất tốt cho cơ thể. Để đảm bảo chiếc bánh vừa ngon vừa bổ dưỡng, bạn nên thay thế khoảng 10 đến 15% lượng tinh bột trong bánh bằng bột ngũ cốc. Còn nếu bạn là người thích ngũ cốc, có thể thêm nhiều hơn chút.

Thay thế bơ bằng

Bơ từ động vật thường chứa nhiều chất béo, vì vậy cũng không tốt cho sức khỏe. Bạn nên thay thế bơ bằng một lượng dầu dừa hoặc bơ thực vật, vừa đảm bảo độ béo, ngon, lại đảm bảo tốt cho cơ thể.

Thay thế lượng sữa bò

Nên thay thế lượng sữa bò trong bánh bằng sữa chiết suất từ đậu nành, hạnh nhân, yến mạch hay bằng nước cam, chanh… Những nguyên liệu này chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, đồng thời chúng cũng có xuất xứ từ thiên nhiên nên khá sạch.

Những nguyên liệu không được thay thế

Trong quá trình chế biến, nếu bạn cố gắng thay đổi các loại nguyên liệu không phù hợp có thể dẫn đến việc bánh bị hỏng như đổi màu, không nở tốt, hay tệ hơn là bị cháy, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe. Điển hình như:

– Thay thế các chất ngọt lỏng (siro, mật ong) bằng đường.

– Thay thế (hoặc thêm) các thành phần có tính axit như sữa có vị chua (buttermilk) hoặc nước chanh thay cho sữa hoặc nước (và ngược lại).

– Thay thế bột mì bằng bột Gluten. Bột mỳ có hàm lượng Gluten cao thường được dùng để làm các loại bánh cần kết cấu cứng cáp, dẻo dai như bánh mỳ, hàm lượng Gluten thấp dùng làm bánh bông lan, gato, chiffon…

Và đặc biệt: không nên thay thế các chất béo bằng bơ, vì sẽ ảnh hưởng cấu trúc của bánh, làm bánh dày và nặng, nở kém.

Lưu ý khi thay đổi nguyên liệu trong sẽ giúp bạn thành công trong các mẻ bánh của mình đó!

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *